Có một trại viết văn Jules Roy đẹp như xứ sở thần tiên ở Pháp
Trại sáng tác Jules Roy
Trại mang tên nhà văn Jules Roy. Nơi đây nhà văn đã sống cuối đời. Một biệt thự rộng ba tầng trên đỉnh đồi. Các cửa sổ đều nhìn ra những cánh đồng phì nhiêu bát ngát và nhà thờ tu viện cổ sừng sững uy nghiêm. Khi bình minh xôn xao, cảnh đẹp nơi đây thật hữu tình. Sương mù như mây trắng bồng bềnh phủ kín cánh đồng dưới ánh mắt trời non.
Khi nhà văn mất, ngôi nhà được trao cho tòa thị chính quản lý. Tòa thị chính đã trùng tu cải tạo. Khu biệt thự biến thành nhà bảo tàng Jules Roy, và nơi tổ chức sự kiện văn hóa, hội thảo. Tầng trên cùng là căn hộ rộng nhìn qua các cửa số cảnh quang tuyệt vời. Tầng này dành cho các văn nghệ sĩ.
Hàng tháng tùy từng dịp ban văn hóa sẽ chọn lọc mời các nhà văn, nghệ sĩ thuộc khối Pháp ngữ. Mỗi lần chỉ một người để tập trung sáng tác. Năm nay, làng hân hạnh lớn được đón ngọn đuốc Olympic sẽ đi qua trên đường về Paris. Nhân dịp này, bà Trần Thu - nhà văn pháp ngữ Việt Nam đầu tiên được vinh dự mời đến trại sáng tác một tháng.
Nhà văn Trần Thu Dung đứng ở khu biệt thự Jules Roy. Ảnh: NVCC
Nhà văn Jules Roy
Jules Roy (1907-2000) nhà văn từng tham chiến ở Đông Dương viết về Điện Biên Phủ với tâm trạng hoàn toàn khác với nhiều người Pháp cầm bút thời đó. Ông sinh ra ở Algérie, và đau khổ khi biết mình là con ngoài giá thú. Nhờ nhà văn nổi tiếng Albert Camus tác giả Kẻ xa lạ đã khai sáng ông về hiện thực ở các nước thuộc đia. Albert Camus người đoạt giải Nobel trở thành bạn thân tri kỷ của ông.
Albert Camus, mới hai mươi tuổi đã bị trục xuất khỏi Algeria sau khi tố cáo trên tờ báo Alger Républicain về tình trạng nghèo đói ở Kabylia, đã tạo cho ông nhiều ấn tượng trong đời cầm bút.
Jules Roy (áp phích kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông). Ảnh: TG
Điều bất ngờ đối với nhiều người Việt, Jules Roy đã viết nhiều tác phẩm liên quan đến Việt Nam như: Chiến trận Điện Biên Phủ (NXB Albin Michel, 1963); Sông Hồng (NXB Gallimard 1957) - vở kịch 3 màn nói về những người lính sĩ quan từng có mặt ở Hà Nội; Trận chiến trên đồng lúa (Gallimard, 1953); Những năm xé lòng (Albin Michel 1998, gồm 3 tập, như một hồi ký, tự sự về chiến tranh, về cuộc đời). Trong cuốn Những năm xé lòng, gồm nhiều đoạn nhật ký 1925/1965, ông có nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Một người không được đào tạo qua một trường quân sự nào dám thách thức cả những tướng lĩnh Pháp nổi tiếng với sự khinh thường và Nếu Việt Minh có tổ chức diễn hành lực lượng, liệu họ có bao nhiêu máy bay, bao nhiêu thiết giáp đễ đem diễu hành giữa Hà Nội, tôi thầm hỏi chúng ta nên đến chứng kiến sự xấu hổ của quân đội chúng ta.
Tác phẩm này cũng như cuốn viết về Algérie đã gây ra tranh cãi dữ dội khi được xuất bản vào năm 1963.
Chính vì những tác phẩm và tản văn tâm huyết này, ông cảm thấy chút cấn gợn khi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang Pháp, ông không được mời dự. Phải chăng chính quyền ngại ông lên tiếng? Nhân danh một sĩ quan phi công, một đại tá từng tham chiến, ông dám nói lên sự thật phũ phàng của một cuộc chiến phi lý.
Ông từng tự hào khi tham gia quân đội. Sự tàn khốc của chiến tranh và những đồng đội bị mất tích, chết và tù binh nơi miền đất xa lạ không phải quê hương, ám ảnh ông, đã làm ông thay đổi tư duy. Ông xin từ giã quân đội ngay khi trở về Pháp với quân hàm đại tá. Ông viết đầy nhiệt huyết về sự thật về cuộc chiến nơi thuộc địa.
Cuối đời ông sống và viết văn ở làng Vézelay thơ mộng. Biệt thự của ông trở thành bảo tàng và trại sáng tác của vùng Bourgogne.
Trại sáng tác Jules Roy - tranh do Trần Thu Dung vẽ. Ảnh: TG
Điểm du lịch hòa bình
Nước Pháp tự do tôn trọng những người cầm bút. Dù tác giả dám quy trách nhiệm thất bại chiến tranh, thuộc địa, do lỗi của những người lãnh đạo Pháp. Tác phẩm Cuộc chiến Điện Biên Phủ của Jules Roy là những bằng chứng sống để nhắc lại một lịch sử buồn không quên của Pháp.
Ngôi biệt thự và khu vườn rộng trên đỉnh đồi cao nay trở thành địa danh thu hút khách du lịch. Các câu lạc bộ văn thơ thường tổ chức sinh hoạt thường kỳ trong khuân viên hữu tình khi trời nắng đẹp. Tác phẩm của ông được trân trọng bày trong các tủ kính cùng cây đàn ghita và chiếc giường cổ nơi ông thường nằm ngẫm nghĩ sự đời và cuộc chiến mà ông từng bị dày vò lương tâm. Ông từng ngồi trong căn nhà này viết về Điện Biên Phủ với con tim đau đớn. Điên Biên Phủ một địa danh mãi ấn tượng trong người Pháp.
Chiều chiều, tiếng chuông tu viện vang lên như cầu nguyện cho những linh hồn đã mất trong các cuộc chiến tranh, cầu cho hòa bình trên toàn cầu.
Giờ đây cả làng Vézelay đang náo nức trang trí trại viết văn và khu vườn, quảng trường lớn để chuẩn bị chờ ngọn đuốc hòa bình Olympic sắp qua đây. Nếu Jules Roy còn sống, ông sẽ vui khi thấy mọi người giờ đều mong hòa bình như ý nguyện của ông, mong một thế giới không chiến tranh. Ngọn đuốc thể thao văn hóa trở thành những chiếc cầu nối hòa bình giữa các dân tộc trên trái đất.
Đường dạo quanh thành cổ làng Vézelay - tranh Trần Thu Dung vẽ. Ảnh: TG
Khu cổ thành cổ và tu viện - tranh Trần Thu Dung vẽ. Ảnh: TG
Tu viện Saint Marie Madeleine - tranh Trần Thu Dũng vẽ. Ảnh: TG
Góc bảo tàng Jules Roy. Ảnh: TG
No comments