Vì sao dù trời nắng mưa cỡ nào, các cầu thủ cũng không đội mũ khi vào sân?
Các cầu thủ thường xuyên phải thi đấu dưới những thời tiết bất lợi như nắng nóng hay mưa rào. Tuy nhiên, dù điều kiện khắc nghiệt thế nào, họ vẫn thường chỉ ra sân với cái đầu trần. Vậy vì sao khi nắng mưa, cầu thủ lại không đội những chiếc mũ rộng vành như mũ lưỡi trai để bảo vệ vùng đầu?
Quy định hiện tại không cấm việc các cầu thủ đội mũ khi vào sân. Dù vậy, ngoại trừ thủ môn do đặc thù công việc được thoải mái hơn trong việc lựa chọn các loại mũ, các cầu thủ khác bị áp dụng quy định nghiêm ngặt.
Các thủ môn có thể đội mũ lưỡi trai khi vào sân còn các cầu thủ thì không
Tại điều 4 của Luật bóng đá đã quy định rõ về yêu cầu của những chiếc mũ mà cầu thủ được phép đội khi vào sân.
"Vật che đầu được sử dụng (ngoại trừ mũ của thủ môn), phải đáp ứng yêu cầu:
- Phải màu đen hoặc trùng màu với màu chính của màu áo (cầu thủ trong cùng đội phải đội cùng màu)
- Phái đáp ứng yếu tố chuyên nghiệp trong trang bị của cầu thủ
- Không được liền với áo
- Không gây nguy hiểm cho các cầu thủ khác
- Không có bất kỳ bộ phận nào nhô ra khỏi bề mặt (phần nhô ra)"
Do gặp chấn thương ở vùng đầu ở trận trước đó, hậu vệ Vedran Corluka (Croatia) phải đội mũ bảo hộ đầu trong trận gặp CH Séc tại vòng bảng Euro 2016. Chiếc mũ đáp ứng đầy đủ các quy định tại điều 4 của Luật bóng đá
Với những quy định trên, rõ ràng cầu thủ (ngoại trừ thủ môn) không được phép mang những chiếc mũ thông thường vào sân thi đấu. Theo ký giả Ross Young, ngay cả khi quy định trên được nới lỏng hơn, các cầu thủ cũng sẽ không đội mũ khi vào sân.
"Lý do chính khiến những cầu thủ thi đấu trên sân không đội mũ là bởi điều này không cần thiết. Đánh đầu là điều quan trọng trong bất kỳ trận đấu bóng đá nào và nếu cầu thủ đội mũ, việc đánh đầu sẽ trở nên khó khăn hơn nheieuf", Ross Young cho hay.
Các thủ môn được phép đội mũ lưỡi trai khi vào sân. Tuy nhiên, họ cũng ít sử dụng một phần bởi vướng víu, có thể gây hạn chế tầm nhìn trong một số trường hợp.
No comments