Breaking News

Lễ hội gây tranh cãi vì nhiều ca sĩ nữ mặc quá phản cảm

Waterbomb là lễ hội âm nhạc chủ đề nước lớn nhất ở Hàn Quốc được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 8/2015, tại Khu liên hợp thể thao Jamsil, Seoul. Sự kiện tập trung vào nhạc hip-hop và EDM, diễn ra thường niên vào cuối tháng 7 hàng năm.

Do đại dịch COVID-19, sự kiện bị hủy bỏ vào năm 2020 và 2021. Sau khi tổ chức thành công tại Daegu, Incheon, Suwon và Seoul năm ngoái, năm 2023, lễ hội mở rộng quy mô với 10 thành phố tại Hàn Quốc, kéo dài đến tháng 8.

Waterbomb Seoul 2023 được tổ chức trong 3 ngày, từ 23-25/6, kéo dài 540 phút.

Lễ hội gây tranh cãi vì nhiều ca sĩ nữ mặc quá phản cảm - Ảnh 1.

Lễ hội Waterbomb - sự kiện âm nhạc thường niên theo chủ đề mùa hè nổi tiếng tại Hàn Quốc - là sân chơi “bùng nổ” của nhiều idol

Nhiều sân khấu “bỏng mắt” ra đời

Tại lễ hội âm nhạc Waterbomb, nước liên tục được phun vào đám đông và những nghệ sĩ biểu diễn. Một số hoạt động tiêu biểu diễn ra như khán giả và ca sĩ trở thành thành hai đội, “chiến đấu” bằng cách phun vào nhau. Kết hợp với sân khấu ca nhạc đó là nhiều màn phun nước sôi động, hoành tráng.

Trong lễ hội này, cả khán giả và ca sĩ đều ướt sũng hiệu ứng vòi phun đặc biệt. Hầu hết mọi người tham dự đều diện trang phục gợi cảm. Do đó, người lớn từ 19 tuổi trở lên được phép tham dự.

Sunmi diễn trong lễ hội âm nhạc Waterbomb ngày 23/6. Ảnh: Twitter

Dàn sao nổi tiếng thu hút khán giả đến với lễ hội này, họ khuấy động sân khấu bằng màn trình diễn sôi động và “đốt mắt” người hâm mộ trong những bộ đồ phóng khoáng, hở da thịt. “Nữ hoàng sexy” HyunA, Sunmi, Jay Park, BlackPink… là những cái tên quen thuộc xuất hiện trong nhiều mùa lễ hội và có màn trình diễn tạo tiếng vang.

“Thót tim” vì những sự cố trang phục

Do tính chất của lễ hội nước, việc các ca sĩ diện đồ nóng bỏng, diễn vũ đạo sexy, phóng khoáng hơn thường là điều dễ hiểu. Việc lựa chọn kiểu cách, chất liệu cần được quan tâm để tránh những tình huống hớ hênh, phản cảm không đáng có. Không ít thần tượng rơi vào tình huống oái oăm, bị chỉ trích vì sự cố trang phục.

Lễ hội Waterbomb 2022, giữa màn trình diễn, ca sĩ BIBI tăng độ “nóng” bằng việc cởi bỏ áo phông, để lộ áo bikini vàng bé xíu bên trong. Bất ngờ, BIBI nhận ra dây áo bikini tuột trong quá trình cởi áo và kịp thời dùng tay giữ cho áo tắm không bị rơi xuống.

BIBI bị tuột bikini giữa lúc trình diễn

Sau vài giây bối rối, cô lấy lại bình tĩnh, vừa cầm micro hát giữ đúng nhịp độ màn trình diễn, vừa đi đến chỗ nam vũ công nhờ buộc dây áo. Một nhân viên sau đó chạy lên sân khấu hỗ trợ chỉnh sửa lại giúp BIBI. Pha xử lý của nữ ca sĩ 25 tuổi được khán giả đánh giá cao về sự chuyên nghiệp.

Trước đó, vào năm 2018, Sunmi tạo nên khoảnh khắc huyền thoại với bodysuit trên sân khấu nhưng ít ai biết rủi ro phía sau. Nữ ca sĩ chia sẻ chiếc áo này được nhãn hàng khuyến cáo không dùng để đi bơi vì khi bị ngấm nước sẽ bị tuột xuống. Rất may hôm đó Sunmi dùng miếng dán ngực màu đen và tránh được tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Sân khấu "huyền thoại" của Sunmi năm 2018. Ảnh: Osen

Chung cảnh ngộ, Lee Young Ji chia sẻ với Sunmi cô từng gặp tình huống tưởng chừng phải từ giã sự nghiệp. Trong buổi biểu diễn năm 2022, áo hai dây mặc bên trong của Lee Young Ji ngấm nước và bị kéo xuống, để lộ áo ngực. Tuy nhiên, hôm đó cô mặc áo dài tay màu đen diễn nên không ai phát hiện sự cố.

Trang phục diễn lễ hội nhạc nước của HyunA được quan tâm hơn cả. Có năm cô mặc nội y ren trắng phối boot cao bồi, năm khác cô chọn áo hai dây kết hợp quần siêu ngắn. Chất vải mỏng bị ngấm nước cùng vũ đạo, cách tạo dáng khiến màn trình diễn của HyunA bị chỉ trích phản cảm và cho rằng cô nên tiết chế lại.

"Nữ hoàng gợi cảm" HyunA luôn là tâm điểm với những bộ đồ để lộ da thịt táo bạo. Ảnh: Twitter

Bị chỉ trích vì lãng phí nước

Năm 2022, sự kiện gây tranh cãi vì lãng phí nước trong tình hình hạn hán. Thời điểm đó, quốc gia này đang phải trải qua đợt hạn hán bắt đầu từ mùa đông và tiếp tục kéo dài tới đầu mùa hè, khu vực thượng nguồn dần cạn kiệt nước, hạn hán diễn ra ngày một nghiêm trọng.

Nữ diễn viên Lee El đã lên tiếng phản đối lễ hội âm nhạc Waterbomb vì lãng phí nguồn nước giữa bối cảnh hạn hán kéo dài ở Hàn Quốc.

"Ước gì 300 khối nước của Waterbomb có thể được đổ xuống sông Soyang" - ca sĩ chia sẻ. Phát ngôn của Lee El đã như "giọt nước tràn ly", đẩy sự phản đối lên cao trào

Đối mặt với tình hình này, ban tổ chức Waterbomb khẳng định tự mua nước với mức giá cao nên việc chỉ trích là không hợp lý.

No comments

Khau Trang Y Te