Một trừ ẩm, hai khử hàn, ba giúp ngủ ngon - Đây là loại rau "quốc dân" được nhà nhà yêu thích, đem cho nhau mà không lấy tiền
Ngải cứu là một loại rau quen thuộc với chúng ta. Dù bạn ở thành phố hay ở nông thôn đều có thể dễ dàng tìm kiếm loại rau này.
Rau ngải cứu được người dân trồng rất nhiều ở vườn. Ngay cả ở thành phố không có vườn, nhiều người vẫn tận dụng ban công, thùng xốp, chậu nhỏ để trồng. Còn ở các chợ dân sinh, siêu thị, ngải cứu được bày bán rất nhiều với giá bình dân.
5 lợi ích tuyệt vời của rau ngải cứu
1. Điều trị sốt rét
Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm do một loại ký sinh trùng truyền nhiễm bệnh và xâm nhập vào các tế bào hồng cầu của con người qua vết đốt của muỗi.
Artemisinin có trong ngải cứu có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng nhờ vào việc tạo ra các gốc tự do phá vỡ thành tế bào của ký sinh trùng sốt rét.
Ngoài tác dụng trên, cây ngải cứu còn được dùng để diệt ký sinh trùng khác như giun kim, giun đũa và sán dây. Điều này là do ngải cứu có khả năng gây tê liệt, thay đổi cấu trúc của giun và đẩy chúng ra ngoài.
Rau ngải cứu
2. Thúc đẩy hệ tiêu hoá
Ngải cứu có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Chính vì lợi ích này nên ngải cứu có tác dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra. Ngải cứu còn hỗ trợ quá trình tiêu hoá bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm đau bụng, đầy hơi.
Ngoài ra, ngải cứu hỗ trợ chữa lành các vết thương, vết bầm tím, vết cắt, bong gân,… Các nghiên cứu cho thấy, trong ngải cứu có chứa hàm lượng lớn tinh dầu. Thành phần này hoạt động như chất gây tê nhẹ, giúp làm giảm cơn đau nhức tại khớp bị viêm. Bên cạnh đó là sự góp mặt của flavonoid – hoạt chất có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau rất tốt.
3. Giúp ngủ ngon
Đông y nghiên cứu cho thấy ngải cứu có rất nhiều tác dụng đối với sức khoẻ. Lá ngải cứu có thể làm ấm kinh mạch, điều hoà khí huyết, an thần, tĩnh tâm, thông kinh hoạt lạc, loại bỏ phong hàn, chống cảm lạnh.
Có rất nhiều người thích dùng lá ngải cứu vào việc châm cứu và đun nước uống hay nấu canh. Khi chế biến thành món canh, lá ngải cứu sẽ có vị thơm nhẹ, thanh mát. Ăn một bát canh ngải cứu có tác dụng làm ấm cơ thể, thư giãn đầu óc, đặc biệt là đối với phụ nữ. Ăn bát canh này có có thể giúp an thần, giúp ngủ ngon từ đêm tới sáng.
Ở góc độ sức khoẻ, ngải cứu là món ăn lành tính, dễ hấp thụ, có tác dụng tốt cho sức khoẻ, không bị phụ thuộc như thuốc ngủ. Vì thế, Đông y coi ngải cứu là một vị thuốc quý trong vườn.
4. Chữa bệnh đường hô hấp trên
Ngải cứu còn được dùng kết hợp với một số loại thảo dược khác như: Lá bưởi, khuynh diệp,… để chữa các chứng cảm mạo, ho khan, đau họng,… Chúng ta dùng ngải cứu để đun nước uống hay xông ngải cứu đều rất tốt với những trường hợp này.
Ngoài ra, ngải cứu còn có rất nhiều tác dụng như: Chữa tụt huyết áp, chữa bệnh giun sán, cải thiện lưu thông máu,… Đây còn được coi là một loại thực phẩm bổ dưỡng, ngon miệng, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, tốt cho sức khoẻ, được nhiều người yêu thích.
5. Ngăn ngừa ung thư
Cây ngải cứu có hàm lượng artemisinins cao. Artemisinins có trong ngải cứu có khả năng phản ứng với sắt tạo thành các gốc tự do. Mặt khác, các tế bào ung thư lại chứa hàm lượng sắt cao hơn các tế bào khoẻ mạnh.
Do đó sử dụng ngải cứu trong việc ngăn ngừa và điều trị một số bệnh ung thư sẽ rất có lợi.
Một số lưu ý khi sử dụng ngải cứu
Ngải cứu được biết đến là có rất nhiều tác dụng bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng trong đời sống hàng ngày cần thận trọng. Trong dân gian cũng chỉ ra rằng, nếu sử dụng quá nhiều ngải cứu có thể dẫn tới ngộ độc. Hoặc nếu bạn sử dụng không đúng cách có thể gây phản tác dụng. Vì thế, việc sử dụng ngải cứu cần lưu ý những điều sau đây:
- Không nên dùng quá nhiều ngải cứu, mỗi lần chỉ nên ăn tối đa 5 ngọn, mỗi tuần không nên ăn quá 3 lần.
- Người mang thai hoặc từng sảy thai, sinh non, không nên ăn.
- Phụ nữ cho con bú cũng không nên sử dụng ngải cứu hàng ngày.
- Không dùng ngải cứu làm thuốc kết hợp với các loại thuốc chữa trầm cảm, tiểu đường, chống đông máu, ung thư, kháng khuẩn,… sẽ gây tương tác và phản tác dụng của thuốc.
- Cần thận trọng khi dùng ngải cứu với những người có cơ địa mẫn cảm với thảo dược.
- Không dùng ngải cứu dài ngày, quá 4 tuần.
No comments