Breaking News

Vụ bé trai Trường Gateway : 11 nghi vấn trong vụ việc cần làm rõ không nên che giấu?

Thêm bằng chứng về lời khai của bác đón trẻ:

1. Xe bắt đầu đón học sinh lúc 6 giờ 55 ở phố Nguyễn Chí Thanh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng sau đó đến số 1 Trung Yên để tiếp nhận cháu Long. Long ngồi ở hàng ghế sau, nghĩa là hầu hết các bạn đã lên trước đó nên chỉ còn mất thêm chừng chưa đến 10 phút nữa để lăn bánh đón thêm 2 bé ở hai điểm kế tiếp là xe đã dừng trước cổng trường Gateway ở Số 89 Khúc Thừa Dụ, Dịch Vọng, Cầu Giấy lúc 7h20. Khi lên xe cháu cười vui, không có hiện tượng ngái ngủ thì liệu chỉ trong 10 phút đó Long có kịp ngủ thiếp đi đến mức các bạn xuống xe mà không hề biết và bạn ngồi cạnh cũng không nhắc nhở. Theo lời bà Quy, khi các cháu xuống hết, bà đã nhìn khắp xe nhưng không thấy ai. Xe không phải là to lớn lắm nên ít ra trên đường trở về chỗ gửi xe ở Học viện báo chí lái xe cũng không thể không nhìn gương chiếu hậu để mà không biết còn có người sót lại ở trong xe?

2. Bà Quy khai khi đưa các cháu vào trường đến lớp, bà Quy đã bàn giao và ký sổ điểm danh đủ học sinh cho cô giáo. Chứng cứ chắc chắn còn để lại trong sổ. Chả nhẽ bà Quy và cô giáo chỉ giao nhận các bé mà không điểm danh, cho đến buổi chiều đến nhận các cháu đưa trả về nhà mới phát hiện thiếu cháu Long trong khi bà Quy được cô giáo cho biết đã có 3 cháu được người thân đến đón. Tại sao cô giáo lại còn bảo với bà Quy cứ đưa 9 cháu ra xe còn mình quay lại lớp tìm cháu bé. Không thấy báo chí và dư luận bàn gì về lời khai của cô giáo và các cháu nhỏ?

3. Theo tường trình của Bà Trần Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch Hội đồng Trường quốc tế Gateway, buổi sáng, sau khi nhận trẻ, giáo viên chủ nhiệm là cô Nguyễn Thị Thủy thấy học sinh vắng mặt khi điểm danh và đã báo tới hệ thống quản trị của nhà trường. Tường trình của bà Hạnh trái với lời khai của bà Quy bởi cô giáo đã nhận bàn giao đầy đủ các bé từ bà Quy. Nếu đã nhận đủ 13 cháu khi ký sổ cùng bà Quy mà sau đó không thấy cháu Long thì ít ra người đầu tiên cô giáo gọi điện hỏi phải là bà Quy ngay từ sáng sớm vì tại sao cháu Long lại vắng. Thật khó tin chuyện nhà trường lại không liên lạc với phụ huynh học sinh để trao đổi về việc con họ vắng mặt khi được giáo viên chủ nhiệm báo.

4. Bà Quy nói: “Khi vừa mở cửa ôtô, tôi thấy Long nằm bất động dưới sàn phía sau ghế lái. Bé nằm ngửa, đầu hướng ra phía cửa. Tôi sợ quá hét toáng lên. Một người từ phía sau chạy đến bế Long vào trường cấp cứu”. Phản ứng của bà Quy đột nhiên hét toáng lên khi bất ngờ không hiểu chuyện gì đã xảy ra là phù hợp logic tâm lý, còn tư thế nằm của cháu bé và một người phía sau đột nhiên xuất hiện để bế cháu bé vào thì có vẻ như đã được sắp đặt?!

5. Tại sao khi lái xe Doãn Quý Phiến bước lên xe, mở cửa xe ngồi lên ghế lái, do vị trí hướng nhìn tự nhiên của mắt, sẽ nhìn thấy toàn bộ lòng xe lại không nhìn thấy cháu Long nằm bất động ở ngay sau lưng ghế của mình chỉ cách vài tấc, là một điều vô lý khó chấp nhận. Tại sao chỉ khi bà Quy và các cháu phát hiện ra cháu Long, Phiến mới “giật mình” nhìn lại đằng sau ghế lái? Rồi sau đó Phiến lại gọi liền mấy cuộc điện thoại cho ai đó? Gọi về việc gì?

6. Khi lên xe, cháu Long mặc áo đồng phục đỏ của trường, mẹ cháu có bỏ vào ba lô của cháu 1 cái áo xám để dự phòng. Nhưng lúc phát hiện ra thi thể cháu Long chết ở trên xe cháu lại mặc cái áo này? Nếu nói cháu Long bị “bỏ quên” trên xe, thì chắc chắn ba lô của cháu cũng ở trên xe. Một mình trong xe suốt 9 tiếng đồng hồ, ai có thể thay áo cho cháu ngoài chính cháu? Vì sao cháu phải thay áo? Và thay rồi thì chiếc áo đỏ và chiếc ba lô của cháu chắc chắn phải còn ở trong xe. Nhưng biên bản khám nghiệm hiện trường lại bỏ quên chi tiết có chiếc áo đỏ và cái ba lô. Theo một số báo đã đưa tin, vào thời điểm buổi sáng khi xe đưa các bé đến cổng trường, rèm của chiếc xe đã kéo ra, nhưng khi phát hiện cháu Long chết, thì rèm xe đã được kéo vào kín mít.

7. Theo báo giáo dục, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy Long “có vết tụ máu ở đầu, cách tai phải 7cm, kích thước 3x2cm, không có máu tụ trong não; không có dị vật trong thực quản; phế quản hai bên có nhiều dịch bọt xuất huyết. Cơ tim bị tổn thương, bề mặt tim có dịch vàng. Ngoài ra, có vết rạn, xước tại vùng thái dương, lòng bàn tay, chân và đùi.”. Những vết thương ấy làm sao cháu tự gây cho mình được khi “bị bỏ quên” trên xe? Vậy ai đã gây nên? và cơ chế hình thành những vết thương ấy thế nào?

8. Tại sao giáo viên chủ nhiệm lúc gặp gia đình cháu Long và nhà trường tường trình với cơ quan chức năng lại phải nói dối rằng cháu Long chỉ bất tỉnh khi được phát hiện trong xe nhưng thực ra đã chết cứng (trong hình trích từ camera). Kỳ lạ là các hình ảnh camera tại các tòa nhà gần trường hay các điểm liên quan trong trường đều đã bị xóa mất hết các dữ liệu mặc dù thời gian mới chỉ trôi qua trong vòng một ngày.

9. Đại diện trường Gateway không có mặt tại buổi họp báo về vụ việc cháu bé tử vong vào trưa ngày 7/8, chưa biết phía cơ quan triệu tập có ý kiến gì không? Nhưng đó là điều không thể chấp nhận được, không bình thường. Có thể nhà trường lo sợ người đại diện này sẽ ấp úng không thể trả lời được về những nghi vấn như đã nêu trên.

10. Nhà trường đã đề nghị không đặt hoa, thắp nến, đặt ảnh bé trai tử vong trước cổng trường này vì cho rằng việc này có thể gây ra những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng và lâu dài cho các học sinh còn rất nhỏ tuổi? Có thể nhà trường muốn tránh né việc những người đến tưởng niệm vô tình gặp các cháu học sinh hoặc nhân viên trong trường làm lộ hết sự thật về cái chết của cháu bé đang bị che dấu chăng?

11. Vị trí nằm của cháu không hợp lý và bị hở sườn khi thay áo khác cho cháu. Có thể cái áo đỏ đồng phục buổi sáng có những dấu vết để lộ quá rõ ràng nguyên nhân về cái chết của cháu Long? Điều dễ dàng nhất là xác định được rõ thời gian tử vong và xác định nguyên nhân dẫn đến tử vong qua những vết thương trên người cháu Long.

CÔNG AN VIỆT NAM THỰC SỰ RẤT GIỎI, HY VỌNG SỚM CÓ CÂU TRẢ LỜI CHÍNH THỨC TỪ CƠ QUAN CHỨC NĂNG.

“Thương quá con ơi.Cầu mong cho con an nghỉ!”

No comments

Khau Trang Y Te