Bất ngờ với Công ty Gateway của bà Trần Thị Hồng Hạnh: Hoạt động giáo dục nhưng lại đăng ký kinh doanh bất động sản
Mặc dù tên là Công ty Cổ phần Giáo dục Gateway Việt Nam nhưng doanh nghiệp do bà Trần Thị Hồng Hạnh (hiệu trưởng trường quốc tế liên cấp Gateway) làm người đại diện pháp luật lại đăng ký kinh doanh chính trong lĩnh vực bất động sản.
Ngày 6/8, một học sinh lớp 1 trường liên cấp chất lượng cao quốc tế Gateway International School ở Hà Nội đã tuử voong trên ôtô đón học sinh của trường. Nguyên nhân được cho là em bị bỏ quên dấy lên rất nhiều câu hỏi về trách nhiệm của những bên liên quan.
Theo tìm hiểu Gateway có 3 cơ sở là Gateway Cầu Giấy, Gateway Tây Hồ tây và Gateway Hải Phòng. Trong đó, cơ sở Gateway Tây Hồ Tây – Starlake vừa động thổ vào ngày 30/6, diện tích xây dựng hơn 20.000 m2 với 126 lớp học và hệ thống các phòng chức năng.
Được biết, Chủ tịch HĐQT trường quốc tế Gateway – nơi bỏ học sinh chết trên ô tô là bà Trần Thị Hồng Hạnh. Là 1 doanh nhân thế hệ 8X nhưng bà Hạnh đã nắm trong tay hệ sinh thái đầu tư, kinh doanh lớn trị giá nhiều tỷ đồng.
Bà Trần Thị Hồng Hạnh, sinh năm 1982, là Tổng giám đốc và người đại diện pháp luật của tập đoàn Edufit – tập đoàn mẹ đứng sau hệ thống Gateway.
Cụ thể, hiện bà Trần Thị Hồng Hạnh là giám đốc hàng loạt doanh nghiệp, bao gồm: Công ty cổ phần giáo dục Edufit, Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Edufit, Công ty cổ phần giáo dục Gateway Việt Nam, Công ty cổ phần hợp tác giáo dục Việt Nam, Công ty cổ phần Zusso Việt Nam, Công ty TNHH giáo dục Edusmart Tây Hồ và Công ty cổ phần giáo dục Nguồn sáng….
Trong đó, mặc dù được đặt tên là Công ty Cổ phần giáo dục Gateway Việt Nam – trùng với tên của hệ thống trường liên cấp Gateway nhưng doanh nghiệp này không kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục mà ngành nghề chính theo đăng ký kinh doanh là bất động sản.
Công ty Cổ phần giáo dục Gateway Việt Nam với ngành nghề chính là kinh doanh BĐS.
Theo thông tin chúng tôi có được công ty Gateway được thành lập ngày 4/5/2017, trụ sở chính tại số 6 ngõ 1, khu 5 đường Hà Trì, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật là bà chủ trường Gateway – Trần Thị Hồng Hạnh.
Sau vụ trường Gateway, phụ huynh giật mình vì quá tin dịch vụ đưa đón trẻ đi học
Tại thời điểm thành lập, công ty Gateway có vốn chủ sở hữu 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết thúc năm 2018, vốn chủ sở hữu của Gateway đã tăng vọt từ 50 tỷ đồng lên 75 tỷ đồng.
Hệ thống trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway thuộc quản lý của tập đoàn Edufit, được biết đến là tập đoàn giáo dục hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều công ty liên quan đến Edufit do bà Trần Thị Hồng Hạnh làm người đại diện phát luật đều có thêm nhiều ngành nghề kinh doanh liên quan đến bất động sản.
Các nghành nghề đăng ký kinh doanh của Tập đoàn giáo dục quốc tế Edufit.
Công ty cổ phần giáo dục Edufit có nhiều ngành nghề đăng ký kinh doanh BĐS.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty cổ phần giáo dục Edufit chi nhánh Thái Bình liên quan nhiều đến lĩnh vực BĐS.
Được biết, ngay trước khi xảy ra sự cố rúng động về bé trai học lớp 1 tuử voong do bị bỏ quên trên xe ô tô, Tập đoàn Edufit đã nhận được khoản đầu tư 34 triệu USD cho việc xây dựng dự án trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway Tây Hồ Tây – Starlake.
Bà Trần Thị Hồng Hạnh thay mặt Edufit ký kết hợp tác với Toshin Development Co., Ltd.
Khoản đầu tư này được ký kết ngày 1/7/2019 tại Tokyo trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản. Bên rót vốn là Công ty Toshin Development Co., Ltd (nhà phát triển bất động sản thuộc tập đoàn Takashimaya).
Dự án được kỳ vọng sẽ tạo nên một trong những trường quốc tế có quy mô lớn và hiện đại bậc nhất tại Hà Nội tại khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây, dự kiến tuyển sinh trong năm học 2020-2021.
No comments