Nếu gửi 2 tỷ đồng, khi ngân hàng phá sản theo luật chỉ bồi thường 75 triệu đồng, khoản còn lại sẽ ra sao?
Từ ngày 15/01/2018, Luật Các tổ chức tín dụng chính thức có hiệu lực với cả một chương quy định về “phá sản ngân hàng”. Trong khi đó, bất chấp phản ứng của nhiều dư luận xã hội, người dân và cả ý kiến của giới đại biểu quốc hội, Chính phủ và Quốc hội vẫn giữ nguyên mức bảo hiểm tiền gửi đối với khách hàng cá nhân – nếu xui xẻo gửi tiền ở ngân hàng bị phá sản – chỉ có 75 triệu đồng.
Vào tháng 8/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bất ngờ đưa ra một quyết định về mức bảo hiểm tiền gửi chỉ có 75 triệu đồng cho khách hàng cá nhân đối với những trường hợp ngân hàng bị phá sản, vượt hơn 50% so với mức bảo hiểm tiền gửi trước đó chỉ là 50 triệu đồng/người.
Nhưng thực tế tâm trạng và phản ứng của người dân thì thế nào?
“Tiền tiết kiệm là mồ hôi, nước mắt của người dân chúng tôi đã ủy thác, tin tưởng gửi vào ngân hàng mà bồi thường như vậy thì làm sao dân còn lòng tin vào ngân hàng”
Lại nữa: “Cả tài sản tiền mặt của gia đình tôi chỉ có gửi hơn 2 tỉ đồng gửi ngân hàng, nếu lỡ ngân hàng đó phá sản mà chỉ được bồi thường bảo hiểm tiền gửi có 75 triệu đồng thì thà ngay bây giờ tôi đem mua đất, vàng, mua đôla còn an toàn hơn nhiều”
Và lại nữa: Nếu có phá sản cũng dàn lãnh đạo ngân hàng tuyệt nhiên không sao, nhưng người có sao lại là người dân, bởi nếu mà mất là mất sạch sẽ luôn, tán gia bại sản luôn, chỉ còn nước đi ăn xin hay lao đầu xuống sông c.h.ê .t cho rồi…”
Trong khi đó, người ta biết rằng luật pháp Hoa Kỳ quy định khách hàng được nhận mức bồi thường đến 250 ngàn USD khi ngân hàng bị phá sản, tức cao hơn mức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam “vô số lần”.
Câu hỏi rất lớn phải giải quyết là nếu một số ngân hàng thương mại nào đó rơi vào tình cảnh phải phá sản, tiền gửi của người dân và doanh nghiệp sẽ chịu số phận ra sao?
Nếu chiếu theo Luật phá sản, tài sản của ngân hàng phá sản sẽ phải nộp đầu tiên cho cơ quan thuế của nhà nước, sau đó mới đến việc thanh toán tiền tiết kiệm cho người dân và rồi mới đến doanh nghiệp. Nhưng đó chỉ thuần túy là lý thuyết.
Không có gì chắc chắn đối với điều được xem là “an toàn” của các ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là nhiều ngân hàng có vốn điều lệ nhỏ, luôn là tác nhân trong những đợt sóng kinh hoàng về tăng lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay.
Những tin tức về “chính phủ phê duyệt phá sản ngân hàng” lại lồng trong bối cảnh nợ xấu thực chất trong hệ thống ngân hàng đã lên đến 900 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 40 tỷ USD. Trong 10 tháng đầu năm 2017, khá nhiều ngân hàng có nợ xấu tăng thêm về số tuyệt đối, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ.
Rõ ràng hơn bao giờ hết, trong tổng số hơn 30 ngân hàng thương mại đang tồn tại hiện thời, chắc chắn có ít nhất 30% có thể phải “đội nón ra đi”, trước khi kế hoạch “tái cơ cấu ngân hàng” đạt mục tiêu giảm phân nửa số tổ chức tín dụng hiện có.
Cảnh báo cho những ai đang có tiền ở các Ngân hàng.
Trong và sau kỳ họp quốc hội tháng 10 – 11 năm 2017, bản “danh sách tử thần” các ngân hàng có nguy cơ phá sản vẫn được giấu kín. Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng chỉ nói úp mở là sẽ “thí điểm xử lý nợ xấu” tại 6 ngân hàng thương mại, nhưng không cho biết tên các ngân hàng này.
Trên hết là ba cái tên Ocean Bank – Ngân hàng Đại Dương, GP Bank – Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu, CB Bank – Ngân hàng Xây Dựng – đều là những ngân hàng đại án có lãnh đạo bị bắt vào các năm 2014 và 2015.
Sau đó là DongABank – Ngân hàng Đông Á, PG Bank – Ngân hàng Xăng Dầu Petrolimex, Sacombank – Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.
Ngoài ra, còn một số ngân hàng có vốn điều lệ nhỏ nhưng tỷ lệ nợ xấu lại cao, cũng có thể bị phá sản hoặc sáp nhập như: VietA Bank, BacABank, OCB, SaigonBank, VietCapital…
Vài năm qua, từ khi bắt đầu nghe rục rịch chuyện “phá sản ngân hàng”, đồng thời chứng kiến cảnh nhiều quan ngân hàng Á Châu, Xây Dựng, Dầu Khí Toàn Cầu, Đại Dương, Đông Á… đua nhau dấn thân vào chốn tù đày, những người giàu đã âm thầm chuyển tiền từ ngân hàng thương mại nhỏ trong nước sang ngân hàng thương mại lớn trong nước, đặc biệt là ngân hàng thương mại có cổ phần chi phối của nhà nước “cho chắc ăn”.
Nhưng một số nhà giàu khác còn muốn “chắc ăn” hơn nên đã rút sạch tiền gửi từ ngân hàng trong nước để chuyển vào ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam, cho dù mặt bằng lãi suất tiết kiệm của ngân hàng nước ngoài thấp hơn ngân hàng trong nước.
Còn giới dân chúng trung lưu và ít tiền thì phải làm thế nào?
No comments